Sàn phẳng không dầm và những ưu điểm của sàn vượt nhịp
Sàn phẳng không dầm là gì?
Trong các công trình dân dụng cả công trình công nghiệp luôn, khi thi công thì thường sẽ có hai loại sàn một là sàn có dầm và sàn không dầm.
Vậy sàn không dầm có gì đặc biệt có thể nói sàn không dầm thường thì sẽ không có các thanh dầm ngang và dọc đỡ ở bên dưới. Mà chúng sẽ trực tiếp liên kết với hệ thống trụ cột đỡ của công trình.
Sự khác biệt của sàn rỗng không dầm nếu so sánh với dạng sàn truyền thống thì nó đặc biệt hơn ở chổ là hệ thống sàn rỗng.
Sàn nevo này thì thường sử dụng các loại nhựa bỏ xong người ta lấy về tái chế ra hình hộp hoặc cũng có thể là hình bóng... Các loại nhựa này sẽ thay thế bê tông nhưng nó không tham gia chịu lực ở giữa các bản sàn. Và với điều đó nó sẽ giúp giảm trọng lượng tải của sàn đáng kể.
Với công nghệ sàn phẳng không dầm T-Box, Nevo được nhiều nước phát triển trong đó có Nga, Mỹ, Áo... Bởi vì nguồn nguyên liệu tự nhiên đang dần trở nên khan hiếm và kéo theo đó chi phí vật tư đang ngày một nâng cao. Cũng chính vì vậy các sản phẩm tái chế đang trở nên hữu dụng và được áp dụng vào cuộc sống nhất là trong xây dựng nó không chỉ là công nghệ xanh mà còn giúp cho sự phát triển về sàn không dầm tiến lên một bước tiến mới và phù hợp với sự phát triển hiện nay.
Có thể nói, sàn nhà là nơi phải chịu lực tác động vô cùng lớn từ các công trình. Cũng chính vì vậy mà về mặt thi công việc yêu cầu kỹ thuật cũng như chi phí giá thành sẽ chiếm một tỷ lệ vô cùng lớn. Với việc này sẽ giúp cho sàn không dầm được đảm bảo thi công một cách chất lượng nhất tránh tình trạng làm cho sàn bị sụt lún và nứt.
Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu đang ra đời ngày một nhiều cũng như cách tính toán phù hợp. Nên các công trình sàn phẳng không dầm được áp dụng vào nhu cầu xây dựng ngày một nhiều hơn. Trong đó công nghệ sàn Tbox, Nevo đã tạo được nhiều bước đột phá lớn trong xây dựng được các chủ nhà tin tưởng cho nhà thầu áp dụng. Cũng như giải pháp thi công cho nền móng hiện nay.
Công nghệ sàn phẳng T-Box, Nevo hiện nay được nhiều thầu áp dụng phổ biến đặc biệt là ở Việt Nam.
Kết cấu chi tiết của sàn không dầm như sau:
– Về mặt cấu tạo chi tiết sàn không dầm là đơn giản, bao gồm như sau:
– Tấm thép lưới trên để gia cố khi đổ sàng không bị lệch
– Bóng hoặc là hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế
– Tấm thép lưới ở dưới
– Móc thép để cố định hộp rỗng hoặc cố định bóng.
Hệ sàn này được làm việc với 2 phương đó là bằng những phương án liên kết trực tiếp với các khối rỗng và thép với nhau. Và khi đỗ bê tông thì những quả bóng hoặc hộp nhựa sẽ đóng vai trò làm giảm bớt đi một lượng tải lớn về bê tông cốt thép không cần thiết.
Các vùng lưới thép sẽ phối hợp với các lỗ rỗng tạo ra các quả bóng nhựa với điều này sẽ giúp cho các vùng mô men uốn cùng vùng chịu lực cắt. Trong quá trình thi công sàn thì người kỹ thuật phải coi đặc tính khoa học cơ bản của các bộ phận. Các bộ phận quan trọng là lưới thép để gia cường những quả bóng nhựa rỗng chắc để khi đổ bê tông không bị lệch.
Lưới thép rất quan trọng giúp cho các quả bóng được phẩn bổ đúng vị trí một cách chính xác. Nếu các quả bóng được đảm bảo ở một vị trí cố định điều này sẽ giúp giữ vững được định dạng một cách chính xác hơn. Khi gia cố một cách cố định thì nó sẽ tạo ra một sàn rỗng 2 phương và sẽ tạo ra một sàn không dầm vô cùng an toàn và chắc chắn không chỉ vậy còn giúp cho chủ nhà tiết kiệm được một khoản chi phí nữa.
Vậy thì sàn không dầm khi đổ bê tông có đặc điểm gì khác với các sàn khác?
Nhiều chủ nhà hỏi sàn phẳng không dầm có gì hot cần quan tâm những gì. Xin các quý chủ nhà cùng chúng tôi chiêm ngưỡng qua một một loạt các ưu điểm, nhượt điểm của loại sàn phẳng không dầm này nhé!
Ưu điểm
Một số ưu điểm của sàn không dầm như sau:
1. Được ứng dụng rộng rãi ở khắp Việt Nam mà còn ra tới các nước khác nữa.
Sàn được ứng dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực như là Hongkong, Malaysia, Thái Lan,… Còn ở Việt Nam, đối với công trình nhà dân thì sàn không dầm vẫn được xem là phương pháp thi công mới lạ. Tuy nhiên là tại các công trình lớn thì thi công sàn nhà được sử dụng khá là phổ biến.
Ở khu vực đông nam á thì loại sàn phẳng không dầm được sử dụng rộng rãi rất nhiều như Thái Lan, Malaysia, Hongkong... Riêng còn ở Việt Nam.
2. Sàn không dầm có thể tiết kiệm được chiều cao
So với các công trình hệ dầm truyền thống khác thì sàn phẳng không dầm nó không chỉ giúp cho chủ nhà giảm được một khoản chi phí để xây tô và vỏ bao nữa. So với việc thi công kiểu truyền thống bê tông cốt thép thông thường thì có thể nói phương pháp này giúp cho chủ nhà tiệt kiệm được một khoản chi phí về vật liệu cả về máy móc cả chi phí thuê nhân công nữa. Với công nghệ thi công sàn phẳng không dầm nó không chỉ làm giảm được một lượng chất thải rắn ra ngoài môi trường mà còn giàm được việc tiêu thụ năng lượng đặc biệt là làm giảm khí thải CO2 nữa.
Ngoài ra sàn phẳng không dầm còn làm giảm các lớp điệm không khí thậm chí còn giúp cách âm và cách nhiệt tốt có thể nói. Sàn phẳng không dầm rất hay so với các sàn truyền thống khác. Đó chính là các tiện ích vô cùng thiết thực mang đến cho người sử dụng. Và nó được sản xuất từ nhựa tái chế mặc dù là từ nhựa tái chế nhưng nó được kiểm định đảm bảo không gây độc hại cho người sử dụng.
3. Linh hoạt trong sử dụng sàn phẳng không dầm
Loại sàn phẳng này là một trong những công nghệ phẳng và rỗng và theo như trong hình thì quý vị có thể thấy nó không có dầm. Và có ít cột và khẩu độ có nhịp lớn. Sàn phẳng không dầm công nghệ Tbox và Nevo dường như rất là linh hoạt trong thiết kế, loại sàn này có thể áp dụng cho nhiều loại công trình. Và sàn có khả năng chống cháy nổ cực tốt.
4. Sàn phẳng không dầm có thể giúp thầu rút ngắn thi công và tiết kiệm chi phí
Trong thi công thì thì nếu nhịp lớn thì sàn sẽ ứng lực trước cần ít bê tông hơn. Và điều này sẽ cho phép tháo cốt pha sớm hơn. Còn nếu sàn nhà mà thi công nhanh thì việc hoàn thiện sẽ sớm hơn việc này sẽ dẫn đến đưa công trình vài khai thác sớm hơn. Và sàn có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, tuy nhiên nó chỉ hiệu quả trong nhịp bắt đầu từ 8m đến 12m, kinh tế nhất là nhịp 9m.
Có thể nói với công nghệ sàn rỗng không dầm thì việc thi công tấm sàn tiết kiệm lên tới 35% lượng bê tông so với sàn truyền thống. Việc này giúp giảm được một lượng thời gian lắp dựng xuống từ 5-7 ngày trời. Ngoài ra thì nó còn giúp cho bản tân sàn giảm được một lượng tải trọng lên móng. Cũng nhờ đó mà công trình giảm được kích thước hệ kết cấu cột và vách đặc biệt là móng.
5. Sàn phẳng không dầm này có khả năng chịu động đất khá là tốt
Lực của động đất có tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng với toàn công trình. Và cùng với điều đó thì khối lượng sàn cũng tương ứng với từng cao độ của sàn không dầm luôn. Ngoài ra tấm sàn phẳng còn có thể chịu được cả hai phương luôn. Cùng với các ưu điểm đó thì việc giảm nhẹ trọng lượng của sàn cũng kết hợp thêm với các hệ cột với vách chịu lực. Đây chính là một trong những giải pháp cực hiệu quả chống động đất đối với các công trình cao tầng.
6. Sàn có thể chịu được áp lực
Khối lượng của sàn thì nhẹ nhưng nó lại chịu được một áp lực rất lớn. Tính vượt nhịp thì cao, công tác ván khuôn và cốt thép đơn giản cùng với chiều cao phong thủy lớn.
Ưu điểm nổi bật của sàn Nevo
Thi công nhanh, thẩm mỹ cao: giải pháp sàn phẳng không sử dụng dầm nên sẽ tiết giảm được công đoạn làm cốp pha và thép dầm. Vì vậy mà tốc độ thi công sẽ nhanh hơn thi công sàn truyền thống. Bên cạnh đó sàn không cần tô trát, có thể sơn trực tiếp sau khi tháo cốp pha.
Tăng số lượng tầng: Sàn Nevo giảm chiều dày sàn so với sàn truyền thống nên với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng.
Cách âm, cách nhiệt, chống rung: Các phần rỗng bên trong sàn đóng vai trò như một lớp đệm không khí làm giảm khả năng truyền âm qua sàn, giúp cách âm và chống ồn tốt. Cách nhiệt ở phần mái tốt hơn 30% so với sàn thông thường.
Tiết kiệm bê tông, cốt thép và giảm tải trọng xuống cột, móng: Sàn Nevo giúp giảm tải trọng bằng cách tối ưu hóa hệ lưới cột. Nhờ đó mà tiết kiệm được vật liệu đáng kể.
Lợi thế kho bãi và vận chuyển: cốp pha nevo xếp chồng lên nhau rất gọn, nhẹ, dễ di chuyển và ít chiếm diện tích tại công trường. Song song đó khối lượng bê tông, thép và cốp pha giảm nên giảm nhân công, phương tiện vận chuyển tới công trường.
Như ở đây quý vị thấy đó là mẫu thiết kế khách sạn 6 tầng được thi công theo công nghệ sàn Nevo.
Công nghệ thi công sàn Nevo là một trong những giải pháp giúp cho chủ nhà có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn sở hữu được một ngôi nhà đẹp chất lượng đúng ý mình.
Mặt bằng trên dưới cho ta thấy được các hộp được xếp ngăn nắp đúng vị trí cần sắp, khi lắp hộp vào thì nhân công sẽ gia cố lại để khi đổ bê tông nó sẽ không bị xê lệch, làm giảm chất lượng công trình.
Nhược điểm
Một số nhược điểm của sàn không dầm đó là:
1. Đẩy nổi
Trong quá trình đổ bê tông thì dường như không thể nào kiểm soát được chất lượng cốt pha gỗ việc này dẫn đến là một số neo giữ hộp gỗ hay giữ quả bóng bị xô xệch hoặc tệ hơn là đẩy nổi tấm sàn nó lên. Và cũng từ đó khiến cho sàn tăng chiều dày lên so với thiết kế ban đầu. Và điều này dẫn đến lớp bảo vệ bê tông đỉnh của quả bóng sẽ trở nên mỏng hơn. Và nó sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến độ bền của sàn.
Để có thể khắc phục bằng những điều này là kiểm soát kỹ chất lượng công trình của cốt pha gỗ. Đảm bảo rằng số lượng cũng như quy cách của neo theo tiêu chuẩn. Nếu như trong quá trình mà đổ bê tông mà mới phát hiện ra sự cố thì tiếp theo ta sẽ tiến hành chọc thủng bóng đi rồi sau đó sẽ nhồi bê tông vào trong vậy thôi. Và tiếp đến là đầm chặt hoặc là sau khi mà bê tông đông cứng thì nhồi thêm bê tông.
2. Rỗ đáy
Ở các công trình mới sử dụng công nghệ sàn công nghệ thường sản xuất các hiện tượng này. Và khi ta tháo ván khuôn thì sẽ có vài vị trí sẽ nhìn thấy quả bóng và cái đó thì được gọi là rỗ. Và do trong quá trình đổ bê tông bỏ qua bước đầm hay đằm dối việc này gây ra mất thẩm mỹ và nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sàn sau này.
Cách khắc phục khi sàn bị rỗ đáy đó chính là:
Ta sẽ chọn độ sụt lún của bê tông tầm trên dưới khoảng 16 là phù hợp. Trong quá trình mà dầm nền nhà phải giám sát công nhân làm việc phải đảm bảo đúng với mật đồ dầm đúng theo tiêu chuẩn.
Sau khi đã đỗ bê tông hoàn thành xong xuôi thì tiếp theo đó là tháo dỡ cốt pha nếu như trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết thường là rỗ và các lỗ hổng. Cách để khắc phục điều đó chính là đục hết các phần bê tông yếu hết đi và hạt cá biệt của các cốt liệu nhô lên. Và tiếp đến đó là ta sẽ rửa sạch các bề mặt vết rỗ bằng nước. Và cuối cùng sẽ lấp đầy vữa rồi mới cho vào. Và hỗn hợp bê tông thì cần phải đầm chặt và miết cẩn thận.
Và nếu xuất hiện trên bề mặt bê tông có lỗ hổng. Và các vết rỗ lớn hoặc cũng có thể là bên trong kết câu sẽ không được đông đặc. Và điều này nó sẽ làm giảm đi khả năng chịu lực của tiết diện và chống thấm cho sàn. Còn nếu đối với các kết cấu dạng bê tông cốt thép quan trọng thì ta cần xử lý bằng các biện pháp bằng cách phun vữa.
Dầm đâu, dầm đâu? Như quý vị thấy sau khi thi công xong thì nhìn rất thông thoáng, sàn bóng láng, mượt mà.
Thi công sàn phẳng rỗng
Thi công sàn rỗng ta có thể thi công thành hai phương pháp như sau:
Sàn rỗng đổ tại chỗ: Theo phương pháp này, toàn bộ hệ lưới thép dưới, cấu kiện tạo rỗng và lưới thép trên được hoàn thiện lắp đặt ở hiện trường . Sau đó tiến hành thi công đổ bê tông, để đảm bảo bê tông lớp dưới tiến hành đổ pha 1 tới giữa sàn để đầm dùi mặt dưới rồi tiến hành đổ pha 2 để hoàn thiện sàn.
Sàn rỗng đúc sẵn tiền chế: Và phương pháp này hay được sử dụng ở Châu Âu nơi mà có cơ sở hạ tầng như nhà máy, điều kiện vận chuyển tốt và giá thành vật liệu thường sẽ rẻ hơn so với nhân công. Thường thì sàn rỗng thường sẽ được đúc sẵn một phần ở các nhà máy (Và thường thì lớp dưới sẽ kết hợp với bóng hộp) và sau đó thì đưa đến công trường để đổ toàn bộ khối phần còn lại. Và ưu điểm của phương pháp này đó chính là dễ kiểm soát các bê tông ở lớp dưới và giảm ván khuôn đấy nhượt điểm: Là tốn chi phí vận chuyển và cần khắc phục khả năng chống thấm.
Sàn rỗng đỗ tại chổ: Theo phương pháp này, toàn bộ hệ lưới thép dưới, cấu kiện tạo rỗng và lưới thép trên được hoàn thiện lắp đặt ở hiện trường . Sau đó tiến hành thi công đổ bê tông, để đảm bảo bê tông lớp dưới tiến hành đổ pha 1 tới giữa sàn để đầm dùi mặt dưới rồi tiến hành đổ pha 2 để hoàn thiện sàn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – XÂY DỰNG NHÀ KIẾN AN VINH
Trụ sở chính: 434 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM
VPĐD1 : 52 Tân Chánh Hiệp 36, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Chăm sóc khách hàng: (08)3715 6379 – (08) 6277 0999
Phòng Kế Toán: (08) 3715 2415 - (028) 3715 6379
Phòng Vật tư: 0981 507 588
Email: kienanvinh2012@gmail.com
Website: kienanvinh.com
Hotline: 0973 778 999 – 0902 249 297
Bình luận